More
    Trang chủTruyện Việt NamTruyện cổ tíchTruyện cổ VN: Sự tích củ mài

    Truyện cổ VN: Sự tích củ mài


    Truyện cổ tích Sự tích củ mài

    Sự tích củ mài là truyện cổ tích dân tộc Mường nói về tình cảm gia đình cũng như nguồn gốc của cây củ mài và loài chim đang pang thường kéo nhau về trong mùa lúa chín.

    Xưa kia ở vùng rừng núi Mường Bi có một gia đình nhà nọ đã nghèo lại rất đông con. Dân làng quen gọi người chồng là Đang, người vợ là Pang.

    Nhà đông con, nhưng nhờ vợ chồng có tài tháo vát, hay làm, sáng cuốc nương, chiều vỡ ruộng nên cũng đủ cơm gạo đắp đổi cho đàn con.

    Chẳng may gặp năm trời làm nắng to. Ruộng khô, rẫy cháy, hai vợ chồng chẳng gặt được hạt thóc nào. Trong nhà chỉ còn ít lúa giống cất để dành cho mùa sau. Bọn lang đạo ranh ma quỷ quái đến cướp nhẵn. Bồ bịch sạch trơn.

    truyen co tich su tich cu mai

    Cùng kế, hai vợ chồng phải vào rừng tìm lá cây, xuống suối mò rêu đá mang về cho con ăn. Nhưng nắng nôi làm cho mọi thứ khô kiệt. Hai vợ chồng lặn lội sớm tối vẫn không kiếm đủ cho đàn con. Suốt ngày chúng cứ réo gọi bố mẹ.

    – Đói quá, bố mẹ ơi!

    Nghe tiếng con gọi, hai vợ chồng đành bấm bụng, nuốt nước mắt. “Rêu đá, lá cây. làm sao con ta có thể ăn lâu ngày thay cơm gạo được!”.

    Nghĩ tới nghĩ lui, hai người bèn đi xin bà con hàng xóm, kẻ mươi hạt, người vài bông lúa. Họ giấu các con, lên rừng phát rẫy, tra lúa trái mùa.

    Câu chuyện sự tích củ mài

    Đàn con ở nhà đói rát ruột. Chờ mãi không thấy bố mẹ về, chúng bèn kéo ra rừng kiếm cái ăn cho đỡ đói. Sục sạo tìm bới khắp nơi nhưng chẳng kiếm được mấy tí, đêm đến chúng lại mò về kêu:

    – Đói quá, bố mẹ ơi!

    Trong rừng sâu, nghe tiếng con gọi ra rả, hai vợ chồng bụng dạ đau như cắt. Hai người bèn thay nhau gọi vòng về cho các con yên lòng:

    – Các com ơi, lúa đang nảy mầm!

    Sự tích về các loài cây

    Lúc lúa đã lên xanh. Lại nghe tiếng đàn con gọi dồn:

    – Đói quá, bố mẹ ơi!

    Hai vợ chồng bèn vội vã gọi vọng về:

    – Các con ơi, lúa đã lên xanh!

    Truyện sự tích củ mài

    Cho đến ngày lúa chín, hai vợ chồng đã gần kiệt sức. Nhưng khi nghe tiếng đàn con kêu đói, hai người lại cố sức họi to lên cho các con nghe:

    – Các con ơi, lúa đã chín!

    Hai vợ chồng vội gặt vội vàng mấy lượm lúa sớm. Họ giã ngay cối gạo đầu tiên, đồ một chõ xôi thật lớn, vắt ra từng nắm. Họ hối hả đem ngay xôi về cho các con.

    Truyện cổ tích dân tộc Mường.

    Nhưng khi về đến nhà, hai vợ chồng chẳng thấy bóng một đứa nào. Trong khi áy từ rừng sâu có tiếng gọi vọng về:

    – Đói lắm, bố mẹ ơi!

    Đau lòng, rát ruột, hai vợ chồng gắng gượng khiêng rá xôi vào rừng. Nhưng vẫn không thấy bóng con đâu. Trong khi ấy từ bốn phía tiếng kêu dồn dập đổ về, từ các rừng cây ở trước mặt, ở sau lưng, ở bên trái, ở bên phải:

    Hình minh họa hai vợ chồng trong truyện

    – Đói quá, bố mẹ ơi!

    Đến lúc này hai vợ chồng đã kiệt sức. Hai người chẳng còn hơi sức cất chân đi tìm con nữa. Họ đành đặt rá xôi xuống, gọi to lên mấy tiếng:

    – Các con ơi, về đây với bố mẹ mà ăn xôi!

    Hai vợ chồng và đàn con

    Tiếng gọi con vang cả núi rừng. Một đàn chim đen bay tới, sà xuống thấp, lượn quanh hai vợ chồng. Đàn chim cất tiếng gọi thiết tha:

    Đang, Pan! Đang, Pan!
    Chúng con ăn mãi quả vàng đã quen
    Xôi xin nhường bố mẹ!

    Bấy giờ hai vợ chồng mới hay, đàn chim vì đói quá đã chết, hóa thành chim. Phần mỏi mòn vì thương con, phần kiệt sức vì đói khổ, hai người gục bên chõ xôi mà chết.

    Kể chuyện sự tích củ mài

    Đàn chim thương bố mẹ chết thảm, cất tiếng kêu vang cả núi rừng. Chúng cùng nhau sà xuống lấy xôi đắp mộ cho bố mẹ.

    Về sau, từ chỗ mộ hai vợ chồng Đang, Pang mọc lên một loài cây quý, phía trên mọc dây leo xanh mượt, dưới đất mọc củ to bằng cái chõ. Củ này ngoài vỏ sần sùi, nhưng trong lòng bột trắng tinh. Đồ lên ăn thấy thơm ngon và dẻo như xôi nếp hương. Người ta đặt tên củ ấy là củ mài.

    Kể chuyện cổ tích sự tích củ mài

    Các bố các mế kể lại rằng: hai vợ chồng đã hóa ra củ mài để cứu những người đói khổ cùng cảnh ngộ như mình.

    Còn đàn con hóa ra chim đang pang, kêu vang bản Mường vào mùa lúa chín để tưởng nhớ bố mẹ và nhắc lại cảnh đời đói khổ xưa kia.

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

    Truyện Nên đọc