More
    Trang chủTruyện Thế GiớiTruyện ngụ ngônTruyện ngụ ngôn: Quả đào tiên

    Truyện ngụ ngôn: Quả đào tiên


    Câu chuyện Quả đào tiên

    Câu chuyện Quả đào tiên là truyện ngụ ngôn nhắc nhở chúng ta hãy sống một cuộc sống có ý nghĩa, biết mang niềm vui và hạnh phúc đến cho những người khác.

    Mỗi ngày, mỗi chúng ta đều nhận được 86.400 giây. Hãy làm cho từng giây phút trở nên hữu ích, có nghĩa hơn trong cuộc sống.

    Có một cây đào lâu năm trên cành đơm đầy quả. Trong số những quả đào có một trái thực là to, no tròn hơn hẳn so với những quả còn lại. Dưới lớp lông mịn ánh bạc là vỏ đào đỏ ối chứ không phớt hồng như những quả dào khác.

    Quả đào trông thực là đẹp. Những quả đào khác trên cây nhìn nó với ánh mắt ngưỡng mộ pha chút thèm thuồng. Rất đắc ý, quả đào nọ luôn tự cho mình là chúa tể trong các quả đào.

    Một hôm, người chủ vườn đến hái đào, quả đào to và đỏ nọ liền kêu lên: “Tôi là Hoàng hậu của các quả đào, không được hái tôi”. Quả thật, người chủ vườn đã không hái nó. Từng sọt từng sọt đào lần lượt được chở ra chợ bán. Người ta tranh nhau mua đào về trưng trên bàn thờ tổ tiên, để biếu người già chúc thọ. Cả gia đình quây quần tận hưởng sắc thanh, vị thơm ngon của những trái đào. Dưới những mái nhà, không khí gia đình tràn ngập niềm vui và tiếng cười với sự xuất hiện của những quả đào.

    Chỉ còn lại quả đào “Hoàng hậu” trơ trọi một mình trên cây. Nắng hạ sương mù khiến nó mỗi ngày một tàn tạ. Vẻ đẹp kiêu sa của nó dần trở thành trái đào ủng. Cuối cùng, quả đào ấy rơi xuống đất thối rữa.

    Không biết khi lâm vào cảnh tiều tụy, quả đào nọ có hiểu ra rằng ý của cuộc sống nằm ở chỗ thể hiện được giá trị bản thân mình, khi nó trở nên có ích cho mọi người. Những quả đào khác trong câu chuyện đều đã làm được điều đó, duy chỉ có quả đào tự cho mình là “Hoàng hậu” thì lại rụng xuống đất một cách vô ích.

    Đời người thật ngắn ngủi, để cuộc sống có ý nghĩa, mỗi người phải cố mang niềm vui và hạnh phúc đến cho những người khác.

    Những câu chuyện ngụ ngôn ý nghĩa

    Truyện ngụ ngôn là những câu chuyện dân gian, sử dụng các biện pháp ẩn dụ hoặc nhân hóa loài vật, con người để chỉ đến một vấn đề triết lý, luân lý mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc hoặc lên án về một thực tế, về những tật xấu của con người.

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

    Truyện Nên đọc